Ưu và nhược điểm của việc kinh doanh cùng người thân trong gia đình

Bạn đang suy nghĩ về việc kinh doanh với gia đình? Dưới đây là 6 ưu và nhược điểm cần xem xét trước khi đưa ra quyết định.


Nhiều người cố gắng tránh tham gia kinh doanh với người thân bằng mọi giá. Nguyên nhân chính là do họ lo sợ rằng cảm xúc sẽ ảnh hưởng đến những quyết định kinh doanh.

Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định việc kinh doanh cùng gia đình có phù hợp với bạn hay không, bạn nên cân nhắc một số ưu điểm và nhược điểm dưới đây.

Ưu điểm

1. Bạn hiểu rõ người cộng sự của mình

Khi bạn yêu quý một thành viên trong gia đình đến mức sẵn sàng hợp tác làm ăn với họ, có nhiều khả năng giữa hai bạn sẽ ăn ý với nhau. Cả hai bạn đều biết rõ tính cách nhau và không ngại lên tiếng khi bất đồng trong những quyết định quan trọng.

Điều này khó xảy ra khi cộng sự của bạn là người làm thuê hay không phải người trong gia đình. Trong quá trình phỏng vấn, các ứng cử viên thường sẽ thể hiện những tính cách để đạt được yêu cầu của bạn nhưng lại trái ngược với tính cách thật của họ. Một ứng cử viên mà bạn nghĩ sẽ giúp doanh nghiệp của bạn vươn xa hóa ra lại là bù nhìn, hoặc ngược lại.

Nói tóm lại là bạn không nên thuê người nhà chỉ vì mình hiểu họ hơn, nhưng nếu họ là người rất giỏi chuyên môn, và bạn phải chọn giữa người nhà với 1 ứng cử viên làng nhàng trên mạng, nếu là tôi, tôi chắc chắn sẽ chọn người thân.

2. Luôn đáng tin cậy

Tin tưởng là chìa khóa của các mối quan hệ kinh doanh tốt. Các công ty giành được và giữ được sự lòng tin sẽ thành công, cho dù phải mất 10 tháng hay 10 năm. Như đã đề cập ở trên, bằng cách cùng các thành viên trong gia đình kinh doanh, bạn sẽ được coi là một cá nhân luôn đặt gia đình lên hàng đầu và là người đáng tin cậy.

3. Khả năng bị lừa gạt ít hơn

Chắc chắn có những người anh em, chị em, cha mẹ hay anh em họ đã từng ăn cắp tiền từ gia đình rồi bỏ chạy bặt vô âm tín. Tuy nhiên, khi bạn đã biết rõ người thân mình trong suốt quãng thời gian chung sống với họ, và bạn thực sự tin tưởng và sẵn sàng kinh doanh với họ, họ sẽ không thể ngay tức khắc thay đổi thành loại người gàn dở khi chấp nhận làm ăn với bạn.

Nhược điểm

1.Tư duy tập thể có khả năng phát sinh

Không phải lúc nào kinh doanh với gia đình cũng suôn sẻ. Một trong những nhược điểm chính là "tư duy tập thể" (được định nghĩa là sự đồng thuận ý kiến ​​mà không dựa trên lý luận). Điều này không đáng ngạc nhiên vì hai bạn lớn lên cùng nhà, vì vậy có tư duy và cách suy nghĩ giống nhau. Đây là lý do tại sao nên thêm thành viên mới vào nhóm khi còn có thể. Họ sẽ không chỉ giúp gây dựng doanh nghiệp của bạn, mà còn cung cấp những quan điểm và thế giới quan khác nhau.

2. Cảm xúc ràng buộc

Khi nói đến bất cứ điều gì liên quan đến gia đình, chắc chắn sẽ có những vấn đề về cảm xúc. Ví dụ, hãy tưởng tượng nếu doanh nghiệp của bạn lớn mạnh nhờ anh chị em bạn chứ không phải nhờ bạn? Sẽ rất khó nghĩ khi ở trong một tình huống khó xử hơn là buộc phải chống lại người thân. Để tránh điều này, hãy thiết lập các vai trò riêng biệt cho cả hai ngay từ đầu. Đặt ranh giới và giao tiếp với nhau về mọi khía cạnh của doanh nghiệp, ngay cả những khía cạnh nhạy cảm như tiền bạc. Như với bất kỳ mối quan hệ nào, giao tiếp là chìa khóa.

3. Các thành viên khác trong nhóm có thể cảm thấy như bạn đang ưu tiên người nhà

Là một doanh nhân, điều quan trọng là đảm bảo mọi thành viên trong nhóm của bạn tham gia công việc, đảm bảo họ cảm thấy bản thân được đánh giá cao và nhận thức bản thân là tài sản quý giá của công ty. Nếu bạn kinh doanh cùng một thành viên trong gia đình, hãy chắc chắn rằng tất cả các thành viên khác trong nhóm của bạn không cảm thấy bị bỏ rơi và cô lập.

Tham gia kinh doanh với các thành viên trong gia đình là một quyết định bạn nên cân nhắc nghiêm túc trước khi làm. Đối với nhiều người, nó dẫn đến mất mát tài chính và tàn phá gia đình. Đối với những người khác, như bản thân tôi, đó lại là quyết định sáng suốt. Hãy dành thời gian để cân nhắc những điều lợi và bất lợi trước khi thực hiện. Chúc bạn gặp may mắn.

Theo Nhịp Sống Kinh Tế
Đánh giá bài viết?

Đăng nhận xét